Trẻ bị táo bón và những điều bố mẹ cần biết
Chế độ ăn uống không phù hợp, bé ăn nhiều đồ ngọt, ít ăn chất xơ khiến bé dễ bị mắc bệnh táo bón. Táo bón khiến bé đi đại tiện khó khăn, việc vui chơi và ăn uống của bé không được thoải mái, hệ tiêu hóa của con bị rối loạn. Táo bón là tình trạng phân bị hấp thu lại...
Có thể bạn quan tâm:
- Cách Đặt tên cho con gái hay và ý nghĩa hợp mệnh thổ năm Canh Tý 2020
- Tuyển tập 10 bài thơ về em bé mới sinh
- 6 loại bột ăn dặm cho bé 1 tuổi biếng ăn nhẹ cân ngon thơm giá tốt
- 10 loại sữa cho bé tăng cân chiều cao dưới 2 tuổi thơm ngon dinh dưỡng
- 10 loại bột ăn dặm cho bé 6 tháng thơm ngon đủ 4 nhóm dưỡng chất
Chế độ ăn uống không phù hợp, bé ăn nhiều đồ ngọt, ít ăn chất xơ khiến bé dễ bị mắc bệnh táo bón. Táo bón khiến bé đi đại tiện khó khăn, việc vui chơi và ăn uống của bé không được thoải mái, hệ tiêu hóa của con bị rối loạn.
Táo bón là tình trạng phân bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng hơn, khô hoặc tròn nhỏ. Bé đi đại tiện rất khó khăn, bé ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát hoặc bé rặn phân ra máu. Trẻ không đi ngoài 3 – 4 ngày sẽ gây ra tình trạng táo bón.
Biểu hiện khi trẻ bị bị táo bón là trẻ thường khóc hay la hét hoặc bé rặn nhiều khi đi toilet. Bên cạnh đó, bé sẽ khó chịu, quấy khóc khi mẹ thay tã hoặc khi mẹ cho bú.
Táo bón được gây ra bởi 2 nguyên nhân: do chế độ ăn uống, sinh hoạt như uống ít nước, ăn ít chất xơ, bé kiềm nén không chịu đi vệ sinh, mẹ ăn nhiều đồ cay/ nóng. Nguyên nhân nữa là do bé bị một số các bệnh: phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp trạng, đại tràng dài, nứt kẽ hậu môn,… Bé bị sốt, cảm uống thuốc kháng sinh cũng làm cho trẻ bị táo bón.
Để trẻ không bị táo bón, người lớn nên tạo cho bé thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh hàng ngày.
Bổ sung đầy đủ nước cho bé, cho bé uống thêm 100-200ml nước/ ngày (trẻ dưới 6 tháng tuổi) và 200 – 300ml nước/ ngày (trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi). Cho trẻ uống bổ sung các loại nước ép trái cây tốt cho trẻ sơ sinh bị táo bón như lê, táo, mận,…
Tạo thói quen cho bé ăn rau từ khi con bắt đầu ăn dặm. Cho bé ăn nhiều rau có lá màu xanh như mùng tơi, rau dền, cần tây, súp lơ,… để bổ sung vitamin, các loại trái cây có tính nhuận trường như đu đủ, bưởi, thanh long, lê, chuối, mận,… giúp bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Thay vì cho bé ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, bố mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, nước ép, nước rau củ luộc hoặc nấu thành súp/ canh.
Tập cho bé đi vệ sinh vào một thời gian nhất định trong ngày để bé luôn có thói quen đi vệ sinh hàng ngày và bé không kiềm chế khi muốn đi vệ sinh.
Ngoài ra, giữa các bữa ăn, mẹ có thể massage bụng bé theo vòng tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút để kích thích nhu động ruột, giúp bé dễ đi ngoài hơn.
Với các trường hợp nặng, bố mẹ cần đưa bé đến bác sỹ để kiểm tra chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp nhất.
- Cách tính chu kì rụng trứng chính xác nhất dựa theo lịch trung quốc
- Tuyển tập 50 tên bé trai hay mang ý nghĩa đẹp cho bé trai sinh năm Canh Tý 2020
- Tuyển tập 100 Tên gọi ở nhà siêu đáng yêu cho bé trai sinh năm 2020 (Canh Tý)
- Tuyển tập chọn lọc 100 tên gọi siêu dễ thương ở nhà dành cho bé gái năm 2020
- Tuyển tập 300 cái tên đẹp cho bé trai, bé gái 2020 mà ba mẹ cần biết